Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Cấp bậc !
•Bang Chủ•
Âm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca Thtx_010Âm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca Thtx_011Âm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca Thtx_012
Âm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca Thtx_013[KiNg]_[PiN]-BBÂm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca Thtx_014
Âm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca Thtx_015Âm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca Thtx_016Âm nhạc trong Đàn ghi ta của Lorca Thtx_017
•Bang Chủ•

[KiNg]_[PiN]-BB



TS. Chu Văn Sơn



Từ xửa xưa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là
"thi trung hữu nhạc". Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, nhạc là một yếu
tính của thơ. Chừng nào còn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc. Quả có vậy, nhạc
là phần tinh chất của cảm xúc thơ đã được điệu thức hoá. Ngân nga cả
bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ, nhạc đã thực sự là phần hồn của
thơ. Nó là hơi thở của ngôn từ thơ. Tất nhiên, đây là nói nhạc của ngôn
ngữ. Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để cất lên
tiếng nói riêng của mình.





Từ xửa xưa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là
"thi trung hữu nhạc". Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, nhạc là một yếu
tính của thơ. Chừng nào còn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc. Quả có vậy, nhạc
là phần tinh chất của cảm xúc thơ đã được điệu thức hoá. Ngân nga cả
bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ, nhạc đã thực sự là phần hồn của
thơ. Nó là hơi thở của ngôn từ thơ. Tất nhiên, đây là nói nhạc của ngôn
ngữ. Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để cất lên
tiếng nói riêng của mình.



Không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ của
nhạc nữa. Bao đời nay, đã có biết bao yếu tố nhạc từ vương quốc âm nhạc
đã vượt biên, rồi nhập tịch vào thơ, ban đầu, tạm trú, về sau, thường
trú. Thậm chí, nhờ sự cưu mang quá sâu nặng của thơ, trải đời này đời
khác, mà nhiều thứ đã được... đồng hoá luôn. Dân ngụ cư đã biến thành
dân sở tại. Gốc gác âm nhạc của chúng, đôi khi, chỉ còn là kí ức xa xăm.
Đó phải chăng cũng là một kiểu hoà nhập tiếp biến ?



Là một tay bút ham cách tân, Thanh Thảo cũng đã tạt sang âm nhạc vay
mượn không ít vốn liếng đem về đầu tư cho thơ mình. Để làm các trường ca
Những người đi tới biển, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa
xuân, Đêm trên cát..., anh đã mướn cấu trúc của những bản giao hưởng và
xônát. Khiến cho các thi phẩm ấy có cái dáng là lạ như một thứ
trường-ca- giao-hưởng. Còn để viết thơ ngắn, lắm khi anh lại giật tạm
cấu trúc của ca khúc. Có lúc thì đem về lai ghép để tạo ra một diện mạo
mới. Cũng có lúc lại làm theo kiểu biến đổi gen mà tạo ra giống mới.
Nhiều bài thơ ngắn được anh tổ chức khá ngon lành theo thể thức của bài
hát. Dáng của chúng nhang nhác như những ca-khúc-thơ. Mà cũng không chỉ
vay cấu trúc thuộc văn bản khúc ca, anh còn mượn cả lối diễn tấu ca khúc
để làm giàu cho hình thức thơ nữa. Đàn ghi-ta của Lorca là một "ca" như
thế chăng ?

http://a1k44.thptbatbat.com
Loading

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
© 2012 A1K44BB
FM PunBB - Edit by HOàng Hải