1 Nghị Luận Văn Học : Cảm nhận về đoạn trích "Đất Nước"-NKĐ 17/01/12, 12:48 pm
[KiNg]_[PiN]-BB
1/ Cảm nhận về Đất nước:
a) Đoạn thơ về Đất nước bắt
đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thân thiết mà không bắt
đầu một cách trang trọng. Đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia
đình chúng ta, từ lời kể chuyện của người mẹ, miếng trầu của bà, các
phong tục tập quán quen thuộc (tóc mẹ thì bới sau đầu) cho đến tình
nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo ta ăn hàng ngày, cái kèo cái cột
trong nhà… Tất cả những điều đó làm cho Đất nước trở thành cái gần gũi,
thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng ngày của con người:
“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày
xưa mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
b)
Tiếp đó là sự cảm nhận Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử.
Tác giả khai thác các thành tố của Đất nước. Việc tìm về từ gốc của từ
Đất nước là để khai thác cáchquan niệm có nét riêng biệt của
dân tộc ta về khái niệm này. Ở nhiều ngôn ngữ khác, Đất nước thường được
cấu tạo từ những gốc là nơi sinh, quê hương… Nhưng trong tiếng Việt,
Đất nước gồm hai yếu tố hợp thành “Đất” và “Nước”. Cách truy tìm từ gốc,
cách “chiết tự” có thể dẫn đến nguy cơ hiểu sai lạc ý nghĩa, hoặc máy
móc giản đơn khi giải thích các khái niệm khoa học. Nhưng ở đây, tư duy
nghệ thuật cho phép cách phân tích và cảm nhận theo các phương diện
không gian và thời gian, địa lý và lịch sử (Thời gian đằng đẳng – Không
gian mênh mông). Từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết
Hùng Vương và ngày giỗ Tổ đã nói lên chiều sâu lịch sử của Đất nước Việt
Nam. Về mặt không gian địa lí, Đất nước không chỉ là núi sông, rừng bể
(con chim Phượng Hoàng… con cá Ngư Ông,…) mà còn là cái không gian rất
gần gũi với cuộc sống mỗi người. “Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi
em tắm. Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” – Và
cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (Những
ai đã khuất. Những ai bây giờ. Yêu nhau và sinh con đẻ cái. Gánh vác
phần người đi trước để lại. Dặn dò con cháu chuyện mai sau…).
Tác giả
sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lúc
lấy lại từng phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình
ảnh tạo nên hình tượng thơ mới, vừa gần gũi vừa mới mẻ (cha mẹ thương
nhau bằng rừng cay muối mặn… Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn
trong nỗi nhớ thầm…)
Ở trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều
dài của thời gian lịch sử. Đất nước được cảm nhận như sự thống nhất các
phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh
hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng…
c) Đến
đây, ý thơ dẫn đến điểm tập trung những suy nghĩ, cảm xúc về Đất nước,
cũng là điểm mấu chốt của tư tưởng, phần một của bài:“Trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất nước”
Đất
nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con
người. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của
Đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh
thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân, mỗi cá nhân phải có trách
nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.
Đoạn
thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với
đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là
những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân
thành, tha thiết…
“Em ơi em, Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời…”
2/ Tư tưởng Đất nước của nhân dân
Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng Đất nước của nhân dân.
Đây
là điểm qui tụ mọi cách nhìn về Đất nước trong phần này, cũng là đóng
góp của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu sắc thêm ý niệm về Đất nước của thơ
chống Mĩ.
a) Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí
là một cách nhìn có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ (đoạn đầu của
phần hai, từ “những người vợ nhớ chồng…” đến “Những cuộc đời đã hóa núi
sông ta…”). “Những cảnh quan thiên nhiên kì thú (đá Vọng Phu, núi Con
Cóc, núi Con Gà hay hòn Trống Mái v.v…) gắn liền với con người,
được
tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc. Nếu không có người vợ
chờ chồng qua các cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không có sự cảm
nhận về núi Vọng Phu, cũng như thế nếu không có truyền thuyết Hùng Vương
dựng nước thì cũng không thể có sự cảm nhận như vậy về vẻ hùng vĩ của
vùng núi đồi xung quanh đền vua Hùng…) Đoại thơ bằng cách qui nạp hàng
loạt hiện tượng để đưa đến một khái niệm sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp
ruộng đồng gò bãi, chẳng mang một hình dáng, một ao ước, một lối sống
ông cha. Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy, những cuộc
đời đã hóa núi sông ta…)
b) Khi nghĩ về bốn nghìn năm của đất
nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà
nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị:
Có biết bao nhiêu người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết,
Giản di và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước
Tiếp
đó bài thơ khai triển thêm ý này: Những con người vô danh và bình dị ấy
đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn
minh tinh thần và vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa,
tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã tên làng… Họ cũng là những người
khi “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh
bại”
“Họ đã giữ và truyền cho ta hạt giống ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua rơm con củi
Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi cuộc di dân”
Nói
đến Đất nước và dân tộc là nói đến lãnh thổ chủ quyền và văn hóa. Nhưng
tất cả các giá trị đó lại được tạo nên bởi người, bởi nhân dân. Trong
từng tấc đất, từng di tích lịch sử, từng câu hò xứ sở, quan họ quê
hương… đâu đâu cũng hiện lên bóng dáng nhân dân – giá trị cao nhất trong
mỗi giá trị – “Nhân dân vô danh nhưng thật là vĩ đại – Họ đã làm ra mọi
của cải giá trị vật chất tinh thần, làm ra đất nước”.
c) Mạch
suy nghĩ của bài thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi. Điểm hội tụ và cũng là
cao điểm của cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn trích này. “Đất nước này là
Đất nước của Nhân dân” Cũng từ điểm này chúng ta hiểu thêm những ý thơ
trên. Và khi nói đến Đất nước của Nhân dân, một cách tự nhiên, tác giả
trở về với nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu
biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể
tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. “Đất nước của Nhân
dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Câu thơ ở hai vế song song, đồng
đẳng là một cách định nghĩa về Đất nước… thật giản dị mà cũng thật độc
đáo. Trong cả kho tàng ca dao, dân ca, ở đây tác giả chỉ chọn lọc ba câu
để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân
tộc: thật say đắm trong tình yêu (yêu em từ thuở trong nôi) quý trọng
tình nghĩa (quý công cầm vàng những ngày lặn lội) nhưng cũng thật quyết
liệt trong căm thù và chiến đấu (trồng tre đợi ngày thành gậy, đi trả
thù mà không sợ dài lâu…)
Chúng ta gặp lại cách vận dụng vốn ca dao
dân ca một cách sáng tạo, không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý và
hình ảnh của câu ca dao, vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng lại trở thành
một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch thơ của bài.
Tư tưởng Đất nước
của Nhân dân thật ra đã có manh nha từ trong lịch sử xa xưa. Những nhà
tư tưởng lớn, những nhà văn lớn dân tộc đã từng nói lên nhận thức về vai
trò của nhân dân trong lịch sử (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan
Bội Châu) hoặc cảm thông sâu sắc với số phận của nhân dân, của mọi lớp
người trong nhân dân (Nguyễn Du với văn Chiêu hồn, Truyện Kiều). Đến nền
văn học hiện đại, được soi sáng bằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bằng
quan điểm Mác-xít về nhân dân và nảy nở từ trong thực tiễn vĩ đại của
cuộc cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc, văn học từ sau Cách mạng
Tháng Tám đã đạt đến một nhận thức sâu sắc về nhân dân và cảm hứng về
đất nước mang tính dân chủ cao. (Thơ ca kháng chiến chống Pháp là một ví
dụ tiêu biểu. Có thể nhớ đến các bài: Tình sông núi của Trần Mai Ninh,
Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm…). Đến
giai đoạn chống Mỹ, tư tưởng Đất nước của Nhân dân một lần nữa được nhận
thức sâu sắc thêm bởi vai trò và những đóng góp to lớn, những hi sinh
vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh dài lâu và cực kỳ ác liệt
này.
Tư tưởng ấy được các nhà thơ trẻ chống Mỹ phát biểu một cách
thấm thía qua sự trải nghiệm của chính mình như những thành viên của
nhân dân, cùng chia sẻ mọi gian lao, hi sinh và được che chở, đùm bọc,
nuôi dưỡng của nhân dân (Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy, các trường ca
Những người đi tới biển của Thanh Thảo và Đường tới thành phố của Hữu
Thỉnh đều tập trung nói về những gương mặt của các con người bình
thường, vô danh trong nhân dân và không phải ngẫu nhiên mà đều bắt đầu
bằng hình ảnh người mẹ).
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một
thành công trong dòng thơ về Đất nước thời chống Mỹ, làm sâu sắc thêm
nhận thức về Nhân dân và Đất nước.