1 Nghị Luận Văn Học : Khổ 1-2 bài "Sóng" 17/01/12, 12:48 pm
[KiNg]_[PiN]-BB
- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Xuân Quỳnh : nhà thơ nữ tiêu biểu của
thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ; thơ nói lên tiếng lòng của một
tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm
và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của thơ Xuân Quỳnh.
- Đây là khổ một và hai của bài thơ, thể hiện cảm nhận của nhà thơ về khát vọng tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
-
Tình yêu là cây đàn muôn điệu gảy lên muôn bản nhạc tình, có khi trầm
bổng thiết tha, có khi nghẹn ngào đau đớn, cũng có khi e ấp, nũng nịu,
dễ thương. Trong bài thơ Sóng, tình cảm của nhân vật “Em” cũng biến
thiên như thế!
- Sóng! – là một hình tượng ẩn dụ, là phương tiện bộc lộ tình cảm của nhân vật “Em”:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
-
Nhà thơ sử dụng những cặp từ ngữ đối lập để diễn tả những trạng thái
tâm hồn trái ngược nhau, giằng xé nhau, buồn vui lẫn lộn trong tình yêu.
-
Sông và bể cũng là hai hình ảnh đối lập, được dùng để thể hiện hai
không gian có tính chất rộng lớn và nhỏ bé. Còn "Sóng" là hình tượng thể
hiện tình cảm đang rạo rực trong trái tim người con gái và nói lên khát
vọng của tâm hồn trong tình yêu: vươn lên để thể hiện cái lớn lao của
tình yêu. Tâm hồn con người là một cõi mênh mông vô tận. Làm sao ta có
thể đi xuyên suốt hết cái cõi vô tận ấy. Và ngay chính trong lúc cõi
lòng đang bùng lên ngọn lửa yêu thương thì cô gái trẻ lại càng trăn trở,
bâng khuâng, khắc khoải, dằn vặt với chính lòng mình. Phải vượt khỏi
cái giới hạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la, những
miền vô tận để hiểu rõ lòng mình. Con sóng đã rời bờ ra đi, đi thật xa,
cố tìm hiểu và soi mình với những con sóng khác để biết được sự huyền
diệu của tình yêu, mà hiện tại đối với sóng vẫn còn là một bí mật.
-
Một nhà thơ Pháp đã từng khẳng định: “tình yêu là điều mà con người
không thể hiểu nổi”. Và thế rồi con sóng vẫn đi tìm mãi, tìm mãi:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
-
Ngày xưa, ngày sau là hai từ ngữ mang tính chất ẩn dụ, thể hiện thời
gian quá khứ và tương lai. Nó được sử dụng theo cách thức tương phản để
khẳng định: sóng, khát vọng tình yêu của người phụ nữ, là khát vọng vĩnh
hằng không thay đổi dù trước kia, hiện tại và sau này.
- Đến khổ thơ
này, nhà thơ đã khẳng định một cách tường minh: con sóng chính là biểu
tượng của nỗi khát vọng tình yêu, nhất là tình yêu của tuổi trẻ. Tuy
nhiên có lẽ ngực trẻ là hai từ chưa chín, bởi vì dù trẻ hay già thì tình
yêu thực sự vẫn luôn nồng nàn, say đắm và dữ dội như nhau.
- Tuy chỉ
là hai trong số chín khổ thơ của bài thơ nhưng đoạn thơ là một khúc dạo
đầu đầy ấn tượng để nói lên khát vọng tâm hồn của người phụ nữ trong
tình yêu. Hình tượng sóng trong hai khổ thơ này vẫn để lại trong lòng
người đọc những ấn tượng sâu đậm về sự mãnh liệt của tình yêu.