1 Nghị Luận Văn Học : Khổ 1 bài Tây Tiến 17/01/12, 12:50 pm
[KiNg]_[PiN]-BB
Câu 3a:
I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ.
II. NỘI DUNG CHÍNH (thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý sau
đây) :
1. Khái quát tác phẩm
- Bài thơ “Tây Tiến” là sự hòa quyện giữa ba cuộc đời: cuộc đời của một vùng đất xa xăm của Tổ quốc
nhưng rất đỗi thân thương với chúng ta; cuộc đời của những người lính trẻ hào hoa , hào hùng, giàu lí
tưởng , sống xả thân vì nước; cuộc đời của Quang Dũng – nhà thơ áo lính, gắn bó máu thịt với chiến
trường miền Tây và binh đoàn Tây Tiến.
2. Cảm xúc xuyên suốt bài thơ: những hoài niệm nhớ thương về một thời “chinh chiến cũ” với chiến
trường miền Tây dữ dội và đồng đội thân yêu. Sau những bước chân trường chinh, Tây Tiến, đoàn binh
đã được biên chế thành những đơn vị khác. Vì thế bài thơ lúc đầu có tựa đề "Nhớ Tây Tiến", về sau
Quang Dũng mới đổi thành "Tây Tiến".
3. Nội dung 14 dòng thơ
- Hình tượng người lính với sự hoà trộn các sắc màu vừa hiện thực vừa lãng mạn đã được hiện ra ngay
từ phần thứ nhất của bài thơ:
+ Mô tả vẻ đẹp của người lính gắn liền với những chặng đường hành quân của họ. Thiên nhiên và con
người đan xen hoà quyện lẫn nhau để tạo nên bức tranh kì vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình của thiên nhiên cùng
với tầm vóc lịch sử lớn lao của con người.
+ Tây Tiến lại được bắt đầu bằng nỗi nhớ về một dòng sông với âm hưởng vô cùng tha thiết
với nhớ thương qua dòng thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"
- Trước hết phải thấy Quang Dũng đã tạo nên trong Tây Tiến một thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa bí hiểm,
vừa thơ mộng vừa khắc nghiệt như một cái nền làm nổi bật hình tượng người lính.
+ Bức tranh thiên nhiên vô cùng đặc sắc bởi nó được tạo nên từ một thứ ngôn ngữ rất giàu tính tạo hình.
Mô tả thiên nhiên mà ta như thấy những bước chân quả cảm của đoàn binh Tây Tiến đang đạp bằng mọi gian
khổ mà thiên nhiên thử thách, mọi hiểm trở mà thiên nhiên đe doạ. Ta không chỉ thấy một Sài Khao sương lấp,
một Mường Lát hoa về trong đêm hơi mà còn thấy cả những chặng đường khúc khuỷu, cheo leo.
+ Đó là hình ảnh người lính hiện ra như một đoàn quân mỏi nhưng cũng lại là người lính tâm hồn tràn
đầy chất thơ nên giữa bao nhiêu mỏi mệt vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng, vẻ đẹp của một "Mường Lát
hoa về trong đêm hơi". Người lính như thả hồn vào cõi mộng của đêm hơi giữa núi rừng, tận hưởng hương
thơm của hoa rừng.
+ Đó còn là hình ảnh những người lính vượt muôn trùng dốc với bao nhiêu vất vả bởi những "khúc
khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút" nhưng đột nhiên lại xuất hiện ở tầm cao đỉnh trời trong tiếng cười lạc quan với
chi tiết "súng ngửi trời".
+ Đó còn là hình ảnh về sự “dãi dầu” vất vả cùng với sự hy sinh lặng lẽ mà rất anh hùng của những
người lính Tây Tiến dọc theo chặng đường hành quân. Thương nhớ vô cùng trong 2 chữ "anh bạn" mà nhà thơ
đã nói về đồng đội của mình , bởi đó là những người bạn đã nằm lại dọc đường hành quân. Quang Dũng không
biến nỗi đau ấy thành sự bi luỵ khi nhà thơ viết về sự hy sinh của những
người bạn như viết về giấc ngủ của họ. "Anh bạn dãi dầu không bước nữa -
Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Tinh thần của họ lại vút lên cùng sông
núi.
(mở rộng)Họ coi cái chết nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ nhưng sông núi lại để niềm nhớ thương và kiêu hãnh,
hoá thân thành những ngọn thác để “Chiều chiều oai linh gầm thét” vừa thể hiện nỗi đau xé lòng lại vừa thể hiện
khúc tráng ca muôn đời của sông núi hát về sự hy sinh của họ.
- Bao nhiêu lãng mạn gửi vào những chữ "nhớ ôi Tây Tiến...", "Mai Châu mùa em ...". Đó là những chữ
đã để lại trong tâm hồn người lính những vẻ đẹp của miền núi hoang sơ kia, vẻ đẹp mang đậm tình người với
"cơm lên khói" và "mùa em thơm nếp xôi". Lòng người Tây Tiến nhớ mãi "mùa em", mùa những người lính Tây
Tiến gặp em giữa khung cảnh hạnh phúc của xóm làng. Hương nếp xôi cũng từ mùa em mà thơm mãi trong tâm
hồn người lính.
III. KẾT LUẬN
- Tình thơ là những hoài niệm bâng khuâng da diết của tiếng thơ lãng mạn tài hoa của Quang Dũng đã
làm sống lại hình ảnh con đường hành quân gian khổ khốc liệt và tinh thần xả thân vì Tổ quốc của người lính
Tây Tiến năm xưa.
- Hình tượng nghệ thuật vừa bám sát hiện thực lại có sự bay bổng trong sức tưởng tượng của người
đọc bởi chất lãng mạn ấy của hồn thơ Quang Dũng.