1 Nghị Luận Văn Học : Nhân vật Tràng 17/01/12, 12:50 pm
[KiNg]_[PiN]-BB
Câu 3b
Đây là một số gợi ý :
- Giới thiệu Kim Lân : nhà văn sở trường về đề tài nông thôn và nông dân với những hiểu biết sâu sắc và
tình cảm thiết tha; nhân vật của ông thường là những người nông dân lam lũ, nghèo khổ, chất phác, có tâm hồn
cao đẹp. Ông viết không nhiều, nhưng ở giai đoạn cũng đều có những tác phẩm xuất sắc.
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt : có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được sáng tác ngay sau CMT8
thành công. Tác phẩm còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau ngày hòa bình lập lại 1954, Kim Lân đã dựa một
phần vào cốt truyện cũ viết nên truyện Vợ nhặt.
- Nhân vật Tràng :
+ Anh là người lao động nghèo, thô kệch, làm nghề kéo xe thóc cho Liên Đoàn. Anh hiện ra với đầy đủ
những gì chân thật nhất của người thanh niên nông dân nghèo, thô kệch đang bị những lo toan về chuyện đói
khát dày vò. Chiều về , ” chiếc áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước.
Hình như những lo lắng chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của anh “ .
+ Anh là người luôn khao khát hạnh phúc . Cũng như mọi người thanh niên khác, Tràng cũng mong có
một mái ấm gia đình, có một người vợ để yêu thương . Trong lần gặp cô vợ nhặt lần thứ nhất, anh đã hết sức
thích thú khi chị cười đùa vui vẻ với anh vì từ trước tới giờ chưa có ai cười với anh tình tứ như thế. Mong muốn
là vậy . Nhưng anh có đạt được mơ ước đó đâu. Cho nên, câu anh trả lời cô vợ nhặt trong lần gặp thứ hai ( “
Làm đếch gì có vợ “ ) tuy suồng sả, thô lỗ nhưng đã nói lên niềm ước mơ thầm kín sâu xa trong lòng Tràng. Bởi
vậy, khi cô vợ nhặt đồng ý theo anh về, chúng ta hiểu được lòng Tràng sung sướng đến thế nào. Anh đi bên
cạnh chị với một cảm giác mới mẻ, lạ lùng trước giờ chưa từng có. Nó hiện ra cụ thể như có bàn tay ai mơn
man khắp da thịt. Thậm chí đến sáng hôm sau, khi anh đã thực sự có vợ rồi mà anh vẫn cứ ngỡ như trong một
giấc mơ.
+ Với Tràng, chuyện anh có vợ còn là một biểu hiện của niềm tin vào sự sống và tương lai . Vì vậy, khi
anh có vợ, anh thấy anh đã trưởng thành, đã nên người. Anh thấy anh có trách nhiệm đối với gia đình. Anh thấy
yêu thương cái gia đình của anh hơn. Anh thấy anh có bổn phận cùng vợ sinh con đẻ cái xây dựng gia đình.
Anh cũng muốn cùng với mẹ và vợ tham gia vào công việc dọn dẹp nhà cửa cho quang quẻ như để mong cho
cuộc sống được tốt đẹp hơn. Với Tràng, chuyện có vợ là một việc nghiêm túc. Sau khi cô vợ nhặt đồng ý theo
anh về, anh còn đưa chị vào chợ mua một cái rỗ con cùng vài món lặt vặt. Anh lại còn đãi chị một bữa no nê.
Món đồ, bữa ăn như là quà cưới, tiệc cưới của anh với chị. Quà cưới, tiệc cưới của một người thanh niên
nghèo với người vợ nhặt trong hoàn cảnh cái đói, cái chết phủ trùm cả xóm, cả làng. Anh lại còn hào phóng mua
chai dầu hai hào để thắp lên cho nhà cửa sáng sủa trong ngày đầu tiên có vợ.
+ Tin tưởng vào sự sống và tương lai nên tuy bị gánh áo cơm đè nặng, tuy cũng lo lắng vì không biết
thóc gạo nầy có lo nỗi cho bản thân hay không nhưng Tràng vẫn liều nhận cô vợ nhặt về. Ngoài khao khát có
gia đình, hành động của Tràng còn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông hoàn cảnh khốn khó của người
khác nên sẵn sàng cưu mang, đùm bọc . Vì vậy, khi đưa người vợ nhặt về, bên cạnh niềm vui vì có vợ, Tràng
còn thấy lòng tràn đầy tình nghĩa với “ người đàn bà đi bên “. Chẳng phải đó là sự cưu mang của một người khó
khăn với một người còn thê thảm hơn mình rất nhiều lần đó sao ? Như vậy, quả thật với Tràng, hoàn cảnh khó
khăn, đói kém, chết chóc không thể nào làm mất đi niềm tin vào sự sống và tương lai.
- Nhân vật được xây dựng qua các chi tiết ngoại hình, lời nói, hành động. Nhà văn đặc biệt khai thác các
chi tiết về nội tâm để khắc họa sâu đậm tính cách của nhân vật.
- Tràng tiêu biểu cho người lao động có cuộc sống nghèo khổ nhưng bản chất, tâm hồn tốt đẹp: luôn yêu
thương, tương trợ, đùm bọc, nhân hậu và trong hoàn cảnh đói khổ vẫn luôn tin tưởng vào tương lai. Nhân vật
đã góp một phần rất quan trọng vào việc biểu hiện tư tưởng chủ đề, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
-------------